Trò chơi trên bàn - Đánh cờ tướng online

Quay lại
Tiếp theo

Thứ ba, 21/03/2023 | 01:56 GMT+7


Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Địa chỉ: Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật ô tô

Điều kiện đầu vào: - Xét tuyển thí sinh thi khối A00, A01, B00, D07

                                 - Xét tuyển học bạ lớp 12

Thời gian đào tạo: 04 năm

Loại bằng tốt nghiệp: Hệ chính quy tập trung

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Cử nhân

Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần được ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, do đó liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được đưa vào danh mục các ngành “hot” về nhu cầu lao động và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn cho các bạn trẻ.

Vậy, để hiểu hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở, đáp ứng được việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đào tạo các môn học tiêu biểu như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô.

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì? Ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có thể đảm nhận các vị trí như:

- Kỹ sư thiết kế

- Nghiên cứu phát triển

- Kỹ thuật viên ở các cấp độ và các mảng khác nhau, theo từng chuyên ngành khác nhau (KTV sửa chữa chung, KTV đồng sơn, KTV kiểm soát chất lượng, KTV sửa chữa thân xe, KTV điện thân xe, LTV điện – điện tử, KTV lắp ráp, sản xuất phụ tùng, KTV giám định, đăng kiểm viên,…)

- Cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ

- Điều phối viên sản xuất, sửa chữa

- Quản lý (xưởng trưởng, trưởng bộ phận sản xuất, sửa chữa,…)

- Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề,…

- Tự khởi nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có thể làm việc tại:

- Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy xây dựng, máy động lực

- Các cơ sở sửa chữa ô tô – máy xây dựng

- Các trạm đăng kiểm ô tô, các trung tâm kiểm tra chất lượng máy xây dựng

- Các cơ sở giáo dục đào tạo và các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô – máy xây dựng

- Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy xây dựng, phụ tùng

- Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí

3. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại DDU

Về kiến thức:

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đào tạo các kiến thức về kỹ thuật cơ khí, điện – điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành xe gắn máy, xe du lịch, xe tải, xe buýt và các hệ thống nhỏ trên ô tô. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về cơ khí ô tô, về máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển. Để từ đó có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô vào thực tế công việc.

Về kỹ năng:

Sinh viên được chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn như: khai thác, sử dụng kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

Ngoài các kiến thức nền tảng, thực tiễn về chuyên ngành, sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô còn được trang bị các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian,...

Về năng lực tự chủ trách nhiệm:

Đào tạo Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức làm việc chuyên nghiệp, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.

 4. Tại sao nên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Đại học Đông Đô?

- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích với hệ thống thư viện, phòng tập GYM …..

- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.

- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.

- Trong quá trình học, sinh viên được hỗ trợ thực hành, thực tập tại Tập đoàn THACO – Tập đoàn công nghiệp đa ngành, sinh viên khi tham gia thực tập tại THACO sẽ có cơ hội ở thành nhân viên chính thức sau khi đánh giá cuối kỳ kết thúc.

Tham khảo chi tiết tại: 

- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,  ngoại ngữ,…

- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả.

- Được giao lưu với sinh viên các trường đại học lớn như đại học quốc gia …

- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội.

- Cơ hội được giới thiệu việc làm tại các đơn vị

5. Những giảng viên uy tín ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Đại học Đông Đô

- TS. Vũ Xuân Xiển - Trưởng khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đông Đô

- PGS.TS Lê Hồng Phương - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Dương Hồng Thái - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Nguyễn Đình Vinh - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Nguyễn Xuân Cư - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TSKH. Vũ Hữu Hưng - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- ThS. Lê Xuân Bằng - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- ThS. Nguyễn Quốc Điệt - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- ThS. Phạm Ngọc Việt - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

6. Các phương thức xét tuyển tại Đại học Đông Đô

Chỉ tiêu ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Đại học Đông Đô năm 2023: 

    6.1. Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023;

    6.2. Phương thức 200: Xét tuyển dựa trên kết quả tổng điểm trung bình học tập lớp 12;

    6.3. Phương thức 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển;

    6.4. Phương thức 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.5. Phương thức 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.6. Phương thức 500: Sử dụng phương thức xét tuyển khác.

Các khối xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

    A00: Toán, Vật lý, Hóa

    A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

    B00: Toán, Hóa học, Sinh học

    D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh 

7. Học phí ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Đại học Đông Đô

Học phí dự kiến: 1.850.000 nghìn đồng/ tháng (Một triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng)

8. Những hình ảnh hoạt động ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Đại học Đông Đô


Trường Đại học Đông Đô trao đổi hợp tác cùng Tập đoàn THACO


Sinh viên K24, 27 ngành Công nghệ ô tô - Đại học Đông Đô

MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

Website:  

Fanpage:

Youtube:

Hotline: 0983 282 282 - 0903 282 282